Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

17/05/2023 12:54
Trong khi nhiều nhà vệ sinh công cộng tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Tao Đàn,.. khá hiện đại, sạch sẽ và miễn phí thì một số toilet ngay trung tâm TP.HCM lại trong tình trạng xuống cấp, bốc mùi, bị bỏ không.

 

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

Nhà vệ sinh trên đường Tú Xương, quận 3, gần BV Mắt TP.HCM

Theo thống kê, TP.HCM có hơn 10 triệu dân nhưng chỉ có hơn 200 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) tập trung ở các tuyến đường, bến xe, chợ, khu du lịch tại quận 1 và quận 5 nên xảy ra tình trạng vừa thiếu vừa quá tải, nhất là khu vực trung tâm, nơi có nhiều du khách đến tham quan.

Trước nhu cầu lớn của người dân, nhiều NVSCC phát huy được tốt tính năng của mình song một số nơi lại trong tình trạng hoang tàn, “cửa đóng then cài”.

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

Các NVSCC tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Tao Đàn, công viên Bách Tùng Diệp, công viên Lê Văn Tám... khá thoáng, sạch sẽ và được miễn phí.

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

Tại công viên Tao Đàn (quận 1), hai NVSCC được nói là "nhà vệ sinh công cộng 4 sao" khi được xây theo hình thức xã hội hóa với diện tích 60m2, trang thiết bị hiện đại, lối đi riêng cho người khuyết tật, nhân viên túc trực dọn dẹp hàng ngày.

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

Làm công việc dọn dẹp tại NVSCC khu vực công viên Tao Đàn được gần 8 năm, chị Chính rất vui khi mọi người đều hài lòng. "Tôi làm từ 6-14h và thấy rất đông khách du lịch cũng như người dân đi bộ tại công viên sử dụng NVSCC, sau vài chục phút tôi lại lau dọn để đảm bảo sạch sẽ, không bị mùi", chị Chính kể.

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

Nếu không để ý kỹ, rất khó để nhận ra một NVSCC tại góc đường Nguyễn Thị Minh Khai - Lê Quý Đôn (quận 1) bởi khu vực cửa ra vào có rất nhiều xe dựng kín. Đây là mô hình ki-ốt quán cà phê kết hợp vận hành NVSCC nhận được nhiều hưởng ứng của người dân.

Theo chia sẻ của nhân viên quán cà phê, biển NVSCC được lắp thêm từ khoảng 2 tuần trước để người qua đường dễ thấy. "Nhiều người vẫn vào quán tôi để hỏi cách vào NVSCC do vị trí cửa khuất, khá khó nhìn. Tuy nhiên, NVSCC ở đây rất sạch sẽ và hiện đại", nhân viên này nói.

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

Năm 2018, 4 NVSCC thông minh được thí điểm tại Trạm xe bus Hàm Nghi (quận 1). Nơi đây có đầy đủ tiện nghi: cửa tự động, camera chống trộm, vòi nước, máy sấy, hệ thống quạt thông minh... nhưng đến nay chỉ còn lại sự hoang phế, bốc mùi hôi thối.

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

Mặc cho đây là khu vực tấp nập người qua lại mỗi ngày, nhu cầu sử dụng NVSCC, hiện tại chỉ còn một chiếc hoạt động. Nhiều tài xế xe ôm hoạt động tại khu vực bến xe cũng như những hành khách chờ xe bus không dám bước tới gần để sử dụng.

Ba nhà vệ sinh còn lại đều trong tình trạng xuống cấp, hoen ố, "cửa đóng then cài".

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

Phải loay hoay dùng lực mới có thể kéo cánh cửa của nhà vệ sinh duy nhất còn hoạt động. Tuy nhiên, khung cảnh bẩn thỉu cùng mùi hôi thối bốc lên khiến bất cứ ai cũng không dám nhìn.

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

Những địa điểm nhiều khách quốc tế ghé thăm như Bưu điện TP, Nhà thờ Đức Bà chưa có NVSCC. Nhiều bảo tàng cũng chưa có hoặc nếu có cũng đã xuống cấp và không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM

Mới đây, UBND TP.HCM đã chấp thuận đề xuất của quận 1 về việc tạm sử dụng 5 vị trí 'đất vàng' tại khu trung tâm để xây dựng NVSCC phục vụ người dân và du khách.

5 vị trí 'đất vàng' được đề xuất gồm: Khu đất dự án Thương xá Tax tại số 135 Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé); Khu đất dự án mở rộng Khách sạn Majestic tại số 2-4-6 Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé); Khu đất dự án tại số 8-12 Lê Duẩn (phường Bến Nghé); Khu đất dự án tại số 8 Nguyễn Trung Trực (phường Bến Thành); Khu đất dự án tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé).

 

Theo Nguồn vietnamnet.vn

Cảnh trái ngược ở các nhà vệ sinh công cộng trung tâm TP.HCM - Đời Sống